Trang trí trên men
Trang trí trên men

Trang trí trên men

Trang trí trên men hay tráng men trên men là một phương pháp trang trí đồ gốm, thường là đồ sứ, theo đó trang trí màu được gắn vào bề mặt đã được tráng men gốm và nung, sau đó được cố định trong lần nung thứ hai ở nhiệt độ tương đối thấp hơn, thường trong lò hấp (còn gọi là lò múp). Nó thường được mô tả là sản xuất đồ gốm trang trí bằng "tráng men". Các màu sắc chảy lẫn và kết hợp với men, vì thế họa tiết trang trí trở thành bền vững. Quá trình nung trang trí này thường được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn cho phép tạo ra các màu sắc đa dạng và phong phú hơn khi sử dụng các bột màu mà bản thân chúng không thể lên màu chính xác ở nhiệt độ cao hơn cần thiết để nung xương sứ. Theo dòng lịch sử, người ta chỉ có thể thu được một khoảng màu tương đối hẹp khi sử dụng phương pháp trang trí dưới men, trong đó hoa văn màu được vẽ vào trước khi tráng men gốm, đặc biệt là màu xanh lam coban của đồ gốm hoa lam.Nhiều phong cách lịch sử, ví dụ như đồ gốm mina'i, đồ gốm Imari, đấu tháingũ thái của Trung Quốc, kết hợp hai kiểu trang trí dưới men và trên men.[1] Trong những trường hợp như vậy, lần nung đầu tiên cho phần xương gốm với trang trí dưới men và men gốm được nối tiếp bằng lần nung thứ hai sau khi đã tráng men [thủy tinh] trên men gốm.Kỹ thuật này về cơ bản sử dụng thủy tinh bột trộn với các bột màu, và là ứng dụng của men thủy tinh cho đồ gốm. Thủy tinh tráng men cũng sử dụng kỹ thuật tương tự nhưng là trên chất nền bằng thủy tinh.Kỹ thuật áp dụng cho cả hai vật liệu này về cơ bản đều là kỹ thuật hội họa, và đã có từ khi chúng bắt đầu. Ngược lại, trên tráng men thủy tinh trên kim loại xuất hiện rất muộn, rất lâu sau các kỹ thuật như men ô, nơi mà các dây kim loại mỏng được gắn vào để tạo thành các rào cản hơi nhô lên, bao bọc xung quanh các khu vực chứa men thủy tinh được quét/nhồi/rót vào sau đó, và men khảm, nơi mà bề mặt kim loại bị khắc/chạm/trổ lõm xuống để hình thành các khu vực nhồi/rót men thủy tinh.Trong đồ sứ Trung Quốc, men thủy tinh đôi khi được gắn vào các đồ vật không tráng men gốm; điều này được gọi là "tráng men trên đồ gốm mộc" hay các thuật ngữ tương tự khác.